slot ewallet slot ewallet slot ewallet slot ewallet slot ewallet online gambling singapore online gambling singapore online slot malaysia online slot malaysia mega888 malaysia slot gacor live casino malaysia online betting malaysia viagra malaysia viagra malaysia viagra malaysia Hướng dẫn Sử Dụng COMPRESSOR trong dàn âm thanh » Công ty thiết bị âm thanh nhập khẩu cao cấp

Xem Địa chỉ showroom âm thanh của chúng tôi

Xem

Hướng dẫn Sử Dụng COMPRESSOR trong dàn âm thanh

Compressor dbx 266xl

COMPRESSOR có tác dụng gì ?

Đây là một thiết bị hiệu ứng giúp giảm bớt sự khác biệt về âm lượng của âm thanh, giữa các tín hiệu âm thanh lớn nhất và các tín hiệu âm thanh nhỏ nhất, nhờ đó âm thanh loa phát ra sẽ đều đặn và mượt mà hơn rất nhiều.  Nghĩa là khi có các tín hiệu âm thanh đầu vào như một giọng hát (vocal), một loại nhạc cụ (keyboard, guitar…) thì chắc chắn âm thanh sẽ có lúc to, lúc nhỏ khác nhau theo mỗi giai đoạn của bản nhạc, hiệu ứng compression này sẽ giúp giảm bớt sự biến động về âm lượng của âm thanh, cho bản nhạc nghe được hài hòa hơn. Và compressor là thiết bị đóng vai trò xử lý hiệu ứng compression này.

Chức Năng của Compressor :

1. Chức năng Threshold:

chức năng Threshold thể hiện chính xác tính năng này của compressor. Nghĩa là nó cho phép bạn đưa ra một ngưỡng tín hiệu âm thanh cụ thể, bất cứ tín hiệu đầu vào nào vượt quá ngưỡng này, compressor sẽ ra tay “tiêu diệt” và đưa tín hiệu về mức mà bạn cho phép. Còn với các tín hiệu có mức âm lượng thấp hơn ngưỡng này sẽ “an toàn” mà đi qua compressor.

Các núm trên compressor

2.Tỉ lệ nén Ratio:

Nếu như Threshlod quy định ngưỡng âm lượng được phép chạy vào dàn âm thanh của bạn, thì compression ratio sẽ đưa ra mức độ can thiệp của compressor lên phần tín hiệu âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép mà bạn đưa ra. Thông số này thường được ký hiệu theo dạng tỷ lệ X:1 (1:1, 2:1, 3:1, 4:1….). Và khi đó tỷ lệ âm thanh bị nén lại sẽ là 1/X.

Compression ratio

3. Chức năng Attack:

Thông số này cho biết khoảng thời gian compressor cần để chuyển tín hiệu từ dạng bình thường thành dạng nén hoàn toàn sau khi tín hiệu vượt quá ngưỡng Threshold. Khi sử dụng compressor, bạn có thể để ý tín hiệu sẽ không giảm đột ngột xuống ngưỡng quy định mà nó sẽ giảm từ từ cho tới khi bị nén hoàn toàn về mức quy định, điều đó làm cho quá trình này diễn ra một cách tự nhiên hơn.

attack compressor

4. Chức năng Release:

Đây là công đoạn diễn ra sau Attack, đó là khoảng thời gian mà sau khi âm thanh bị nén sẽ trở lại trạng thái bình thường, và trong thực tế người ta thường điều chỉnh Release chậm hơn Attack từ 50ms cho đến 4 giây tùy theo mức độ.

Khi Release thiết lập quá dài thì sẽ dẫn đến âm lượng của âm thanh không ổn định và mang đến cảm giác to nhỏ thất thường vì note nhạc này đang kích hoạt nhưng trong khi đó note nhạc tiếp theo cũng sẽ bắt đầu bị nén và sự nén ở note này không giống như note trước. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Pumping. Tương tự với Pumping nhưng xảy ra với các tần số cao thì sẽ tạo ra hiệu ứng Breathing.

5. Chức năng Knee:

Hiểu đơn giản về thông số này thì nó có tác dụng giúp điều chỉnh độ mượt mà và tự nhiên của âm thanh khi chuyển đổi từ trạng thái bình thường sang bị nén. Knee có 3 dạng đó là Soft Knee, Medium Knee và Hard Knee, tượng trưng cho mức độ tăng dần về cảm giác nhẹ nhàng và nhanh dần thời gian chuyển đổi tín hiệu.

Compressor là gì?

6. Chức năng Make-up Gain:

Make-up Gain hay còn gọi là Output Gain là công cụ cho bạn điều chỉnh lại cường độ âm thanh sau khi đi qua compressor. Nó giúp bạn bù trừ được lượng cường độ âm thanh bị Compressor đã bị lấy đi khi bị nén.

 

Compressor là thiết bị cần thiết trong mỗi dàn âm thanh chuyên nghiệp tác dụng,và nó có thể được tích hợp trong Mixer số hiện nay.

 

Các tin liên quan