Cục đẩy công suất – nâng tầm chất lượng âm thanh bộ dàn chuyên nghiệp
Bạn muốn hệ thống âm thanh của mình cho chất lượng âm thanh tốt nhất? Bạn muốn tìm một thiết bị nâng tâm dàn âm thanh của mình? Một sản phẩm sở hữu đầy đủ tính năng ưu việt cho một thiết bị âm thanh, đó là cục đẩy công suất. Cùng tìm hiểu sản phẩm này có những ưu điểm vượt trội gì để xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo cho dàn loa của mình nhé !
MỤC LỤC
2. Cấu tạo của cục đẩy công suất
3. Công dụng nổi bật của cục đẩy công suất
4. Ứng dụng của Cục đẩy công suất
5. Cách đấu nối cục đẩy công suất với các thiết bị khác khi sử dụng
6. Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất là gì?
Cục đẩy công suất là thiết bị có công năng khuếch đại tín hiệu âm thanh phát từ loa, sử dụng trong các hệ thống âm thanh như âm thanh hội trường, âm thanh đám cưới, âm thanh sự kiện, âm thanh karaoke, quán bar,… Cục đẩy công suất còn có tên gọi khác là cục công suất, main công suất. Thiết bị âm thanh này nhận tín hiệu từ các nguồn phát như: bàn mixer âm thanh, micro khong dây, đầu DVD,… và khuếch đại tín hiệu ở dạng tần số, chuyển tới loa và phát ra âm thanh.
Hiểu 1 cách ngắn gọn, cục đẩy công suất là thiết bị tăng công suất một cách tối đa của dàn âm thanh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dùng.
Cấu tạo của cục đẩy công suất
Một thiết bị Cục đẩy công suất có cấu tạo cơ bản như sau:
Vỏ máy: Mang chức năng bảo vệ tốt các linh kiện bên trong. Thiết kế chất liệu kim loại cao cấp có độ cứng và độ bền cao. Các khe tản nhiệt trên vỏ máy giúp cân bằng nhiệt độ thiết bị. Điều này giúp ích khi hoạt động liên tục sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ, quá tải, gây hư hỏng cục đẩy công suất.
Thân máy: bao gồm các linh kiện, phụ kiện điện tử và các bo mạch nhỏ. Thân máy là phần quyết định đến chất lượng của cục đẩy công suất.
Biến áp nguồn: thiết bị chuyển năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. Biến áp nguồn sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều.
Mạch công suất có chức năng nhận tín hiệu âm thanh đầu vào, khuếch đại công suất và cho ra âm thanh có công suất mạnh mẽ hơn.
Sò công suất: bộ phận bán dẫn kết hợp với IC, có ảnh hưởng đến mức công suất của cục đẩy.
Quạt tản nhiệt: đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục mà không làm ảnh hưởng tuổi thọ máy. Đa số các cục đẩy công suất đều có 2 quạt tản nhiệt giúp làm mát các bộ phận bên trong nằm ở phía sau.
Công dụng nổi bật của cục đẩy công suất
Với công dụng của cục đẩy công suất khác biệt với những sản phẩm khác, chúng ta phải nhắc tới một số công dụng nổi bật nhất sau:
Khuếch đại âm hoàn hảo thay hoạt động của amply
Đầu tiên, cục đẩy công suất mang công suất lớn nên có thể thay thế hoàn toàn cho amply. Với dàn âm thanh karaoke gia đình hay dàn karaoke kinh doanh hiện nay, vang số và cục đẩy là hai thiết bị được dùng phổ biến nhất để phối ghép với nhau. Amply được khuyến khích dùng cho phòng hát gia đình có diện tích nhỏ. Công suất lớn của cục đẩy giúp amply có thể tải được 1 đến 2 cặp loa công suất lớn.
Quyết định chất lượng âm thanh của bộ dàn
Cục đẩy công suất chiếm 41% chất lượng âm thanh của một dàn âm thanh. Vậy nên chỉ cần sở hữu một thiết bị là bạn có thể thoải mái trải nghiệm âm thanh từ dàn loa tiện gọn của mình. Không chỉ vậy, chất lượng âm thanh nó đem lại cũng khiến bạn cảm thấy “đã tai” và hài lòng. Bởi cục đẩy xử lý âm thanh 1 cách chuyên nghiệp, tín hiệu âm thanh vang xa hơn, rõ ràng và trung thực hơn.
Khẳng định phong cách người dùng
Thứ ba, những jack cắm của cục đẩy công suất được thiết kế rất chắc chắn, đảm bảo các kết nối luôn an toàn, tín hiệu được truyền đi ổn định. Bởi vậy, chất lượng âm thanh mang lại luôn tốt nhất và không hề gây bất kì khó chịu nào cho người nghe.
Cuối cùng, các cục đẩy công suất phổ biến trên thị trường hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều về mặt thiết kế. Bạn không chỉ có dàn âm thanh chất lượng mà có thể decor không gian của mình 1 từ thiết bị cục đẩy công suất ấy. Đó là một căn phòng được thiết kế thẩm mỹ,, mang phong cách riêng biệt, bạn được tạo ra thế giới của riêng mình sở hữu.
Ứng dụng của Cục đẩy công suất
Cục đẩy công suất giúp âm thanh dàn karaoke của gia đình bạn được to hơn, khoẻ hơn. Và nên sử dụng cục đẩy công suất như nào để phù hợp với đúng ưu điểm của nó?
1. Chú ý diện tích phòng hát và chất liệu cách âm
Lựa chọn cục đẩy công suất sao cho tương xứng với kích thước và điều kiện phòng hát. Thường phòng hát lớn hoặc có chất lượng tiêu âm tốt âm thanh chân thực hơn. Và như vậy công suất của dàn âm thanh cũng phải tương đối lớn hơn nghe mới rõ.
2. Độ nhạy và trở kháng của loa
Trở kháng của loa phải lớn hơn hoặc bằng trở kháng của cục đẩy, nếu không sẽ có thể dẫn đến quá tải và cháy thiết bị cục đẩy.
Loa có độ nhạy và trở kháng cao cần amply công suất thấp. Đối với những loa trở kháng chỉ 4Ohm, độ nhạy thấp dưới 90dB cần amply có công suất lớn hơn.
3. Gout âm nhạc của bạn
Nếu bạn thường nghe nhạc nhẹ nhàng, trữ tình thì với một bộ loa 8Ohm, độ nhạy 90dB, phòng rộng 20m2, sở hữu một amply công suất dưới 40W RMS là đủ. Nhưng nếu bạn thích nhạc vui hơn, mạnh mẽ hơn, được “bay” theo giai điệu như trong bar thì công suất cục đẩy phải là loại lớn hơn nhiều.
4. Khoảng cách từ người nghe đến loa
Điều này không phụ thuộc vào diện tích không gian hay chất liệu cách âm. Bởi khi bạn ngồi trong phòng nhỏ mà xa loa thì vẫn cần công suất lớn.
Chính vì vậy, khi cảm thấy công suất và chất lượng âm thanh không đủ, bạn hãy tham khảo qua các ý kiến của các chuyên gia âm thanh để được tư vấn có nên sử dụng cục đẩy công suất hay không? Tránh trường hợp mất thêm chi phí, thêm thiết bị hỗ trợ mà chất lượng âm thanh lại không như ý muốn.
Cách đấu nối cục đẩy công suất với các thiết bị khác khi sử dụng
Cục đẩy công suất có thể đấu nối với cục đẩy và các thiết bị âm thanh khác như: loa karaoke, amply, vang số.
1. Đấu nối cục đẩy với cục đẩy
Ta kết nối 2 thiết bị bằng cách đấu line tín hiệu thông qua dây Canon Đực – Cái. Được ứng dụng trong trường hợp sử dụng nhiều cục đẩy trên cùng 1 bộ dàn âm thanh.
2. Đấu nối cục đẩy với loa
✅ Đấu 2 kênh: Là cách đấu thường dùng cho 1 bộ loa đầy đủ thiết bị loa có sẵn. Thông qua khóa loa chuyên nghiệp Neutrik / Speakon hay cọc kết nối dây loa.
✅ Đấu Bridge Mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Cách đấu này sử dụng trong việc kéo loa Sub hơi.
✅ Đấu nối Parallel Mono: 2 cọc dương sẽ được đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu dùng đường 70V để có thể kéo loa xa ta bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V.
3. Đấu nối cục đẩy với amply
✅ Bạn tìm đến đường Lineout và đường Input (linein) của cục đẩy rồi kết nối với nhau thông qua dây AV, đấu nối công suất ra loa như bình thường. Lúc này, amply sẽ giữ vai trò làm vang âm thanh và có thể tận dụng công suất của amply để kéo cặp loa có công suất phù hợp.
4. Đấu nối cục đẩy với vang số
✅ Kết nối với vang số thông qua dây Canon Đực – Cái.
Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất
Hiểu được nguyên lý hoạt động của cục đẩy
Hiểu được cục đẩy công suất là gì, tác dụng ra sao, chúng ta cũng cần biết cách sử dụng của nó làm sao cho hợp lý, phát huy được tối đa công năng của thiết bị. Công cục đẩy là lớn hơn 2 lần công suất của loa là mức công suất lý tưởng nhất. Một loa có công suất trung bình là 100W thì công suất PEAK là 400W. vậy bạn chỉ cần chọn công suất cục đẩy là 200W là hợp. Nếu bạn đã có cục đẩy rồi, có thể dựa theo công thức để lựa chọn loa cho phù hợp.
Tìm hiểu cách kết nối và sử dụng thiết bị
Cách sử dụng cục đẩy khá đơn giản, quan trọng nhất chỉ cần phối ghép phù hợp, đấu nối đúng chuẩn. Điều này nhân viên tư vấn kỹ thuật sẽ giúp bạn. Sau đó, chỉ cần khởi động, tăng Volume là bắt đầu sử dụng.
Khi đấu nối hay bật tắt thiết bị, chúng ta nên để âm lượng về min (mức thấp nhất). Rồi cắm chắc chắn các dây tín hiệu và tăng âm lượng 1 cách từ từ để bảo vệ an toàn cho thiết bị. Lưu ý tránh trường hợp tăng công suất đột ngột gây hại cho loa và giật mình cho người sử dụng. Đồng thời việc đấu các dây giắc đúng chuẩn, chắc chắn sẽ giúp tránh được hiện tượng ù, nhiễu tín hiệu
Trên cục đẩy có hệ thống dãy đèn báo Protection (Prot) – Clip – Signal (Sig): báo hiệu các mức hoạt động của công suất cụ thể. Bạn lưu ý không để công suất hoạt động lên mức Prot chính là báo hiệu quá ngưỡng, không an toàn cho thiết bị. Nút Clip là nút để báo đạt công suất, nút Sig là báo tín hiệu hoạt động ổn định.
Cách căn chỉnh cục đẩy cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh nút Volume to nhỏ sao cho hợp sở thích và nhu cầu sử dụng. Còn mọi căn chỉnh chi tiết khác đều ở trên thiết bị xử lý âm thanh là vang cơ, vang số, bàn Mixer hoặc amply.
Bảo quản cục đẩy công suất
Chúng ta nên lắp đặt, bố trí thiết bị ở nơi cân bằng, khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối tránh khu vực ẩm ướt. Cũng lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp, nguồn nước, lửa có thể gây chập cháy không an toàn cho cả thiết bị và sức khỏe của chính bạn.
Các bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình về một thiết bị âm thanh chuyên dụng chưa? Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn thêm kiến thức cho đam mê công nghệ loa đài của bạn. Chọn ra được sản phẩm phù hợp cho dàn âm thanh phù hợp với thiết kế ngôi nhà bạn, mà vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh, thoả sức đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của mình.