slot ewallet slot ewallet slot ewallet slot ewallet slot ewallet online gambling singapore online gambling singapore online slot malaysia online slot malaysia mega888 malaysia slot gacor live casino malaysia online betting malaysia viagra malaysia viagra malaysia viagra malaysia Làm theo 9 cách này nếu muốn dàn karaoke nhà bạn nhanh hỏng!!!

Xem Địa chỉ showroom âm thanh của chúng tôi

Xem

Làm theo 9 cách này nếu muốn dàn karaoke nhà bạn nhanh hỏng!!!

 

Có rất nhiều bạn khi mua một thiết bị âm thanh về sử dụng được một thời gian ngắn chỉ tầm vài tháng đến nửa năm thì thiết bị đó đã bị hỏng, bạn đổ lỗi rằng loa dở, tồi tệ, thậm chí còn tiêu cực hơn đó là nói rằng các đơn vị phân phối bán cho bạn hàng Trung Quốc, không chất lượng..??? Hãy khoan đã, trước tiên bạn nên xem lại xem trong quá trình dùng dàn karaoke, bạn có làm điều gì trong 9 cách được coi là “phá” thiết bị âm thanh nhanh nhất này không nhé!

1/Để Micro bị hú thời gian dài.

 

Trước tiên chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng: Để micro bị hú càng lâu, cường độ càng lớn thì loa của bạn chết càng nhanh. Khi tiếng hú phát ra to một cách đột ngột, thì cuộn dây loa sẽ sinh ra nhiệt rất nhanh, nếu để kéo dài liên tục có thể nó không kịp tản nhiệt ra ngoài, dần dần nó sẽ làm chết loa, triệu chứng đầu tiên của loa bị hỏng do nguyên nhân này đó là tiếng treble của bạn nghe không như trước và nó sẽ bị rè.

 

Có thể bạn sẽ thích:

2/Bạn chia crossover không thích hợp.

 

Crossover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc amlpy tải loa treble quá lớn. Bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa khi bạn muốn chia crossover. Điều này chỉ áp dụng cho cho hệ thống âm thanh 2 way trở lên. Cách phân bổ tần số cho các loa trong trường hợp này là cả một vấn đề.

 

3/Loa và amply của bạn không phù hợp

 

Không phù hợp ở đây có thể hiểu rằng, bạn dùng một chiếc amply rất khỏe mà lại chỉ để đánh một chiếc loa âm trần??? Như vậy vừa lãng phí công suất amply mà chất lượng âm lại chưa chắc đã hay, hoặc có thể một chiếc amply dùng cho các hệ thống loa phóng thanh như: A 2240 bạn lại sử dụng để đánh một chiếc JBL 825 thì làm sao chịu nổi?? chắc chắn amply sẽ bị cháy phải không nào? Như vậy, bạn cần phải biết cách kết hợp các thiết bị một cách sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

4/Luôn để amply quá tải

 

Theo thời gian phát triển, hiện giờ có nhiều dàn karaoke khá tốt, bạn có thể sử dụng 1 amply cho phép bạn cài đặt 2 hệ thống âm thanh ở 2 phòng khác nhau, điều này chỉ nên áp dụng cho các loại amply hiện đại và đời mới với công suất lớn và trở kháng nhỏ nhưng điều này chưa bao giờ là một ý tưởng hay cả. Cách bảo vệ amply để nó luôn hoàn hảo như lúc mới mua, các bạn có thể xem bài viết này: 10 kỹ thuật sử dụng amply karaoke bạn buộc phải biết.

5/Sử dụng EQ quá mức:

 

Một số người vẫn để EQ hình chữ V, điều này chẳng có lợi một tí nào cả. Khi bạn tăng treble và bas, nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống loa của bạn sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng bạn cần. Luôn phải nhớ rằng EQ phần nhiều dùng để cắt những gì dư, chứ không phải tăng những gì thiếu (tốt hơn là cắt những gì dư).
Ví dụ: Bạn muốn treble nhiều hơn,hay bớt bass đi một chút (chứ đừng tăng treble nhé!). Còn nếu bạn muốn tăng bass thì hãy làm ngược lại.

 

Hãy làm theo 9 cách này nếu bạn muốn dàn karaoke nhà bạn nhanh hỏng!!!
Hãy làm theo 9 cách này nếu bạn muốn dàn karaoke nhà bạn nhanh hỏng!!!

 

6/Sử dụng không đúng Compressors/Limiters:

 

Nghe có vẻ vô lý nhỉ? Com/Limiters dùng để bảo vệ loa cơ mà? Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, vậy nên nếu bạn sử dụng không đúng chức năng thì nó sẽ khiến loa của bạn bị hỏng.

 

7/Bạn thường để xảy ra tiếng nổ/âm thanh lớn đột ngột:

 

Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc mở từ trên xuống dưới. Còn khi tắt thì từ dưới lên trên (khi mở bạn hãy mở Power cuối cùng ngược lại khi tắt bạn hãy tắt Power đầu tiên). Trong quá trình này, bạn hãy chú ý tránh việc phải rút giắc cắm, rơi mic, gây ra những tiếng động đọt ngột như trường hợp 1 nhé! Để được an toàn trong việc tắt mở, ta nên dùng bộ cấp nguồn tuần tự. Và nên mua dây và rắc có chất lượng tương đối một chút và việc hàn dây vào rắc cũng cần có đôi bàn tay khéo léo, khi rắc 6 ly bị xoay thì tốt nhất hãy loại chúng ra.

 

8/Tín hiệu trên Mixer và các bộ effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power.

 

Bạn cần phải chỉnh Gain lại. Cái này liên quan nhiều đến chất lượng âm thanh, nên các bạn hết sức lưu ý không để khâu nào bị clipping (hay là peak, hay là overload), những chữ báo hiệu này thường nằm cạnh đèn màu đỏ. Và bởi nhiều power trước đây không báo tín quá tải tín hiệu đầu vào, việc này gây khó khăn cho người sử dụng vậy nên nếu bạn cảm thấy quá phiền phức, thì bạn cũng có thể vặn volume của power là maximum. Một số power có nút gạt để điều chỉnh độ nhạy đầu vào chức năng này cũng giúp ích được rất nhiều.

9/Vẫn tiếp tục sử dụng loa sau khi chúng bi hỏng

Loa bị hỏng mà bạn vẫn còn tiếp tục sử dụng thì phải nói là “không có cái dại nào bằng cái dại này”, nếu bạn muốn phá bộ loa cũ để mua một dàn loa mới thì hãy tiếp, còn nếu không, chỉ cần thấy một dấu hiệu hỏng dù là nhỏ nhất bạn cũng nên mang đến các cơ sở sửa chữa uy tín để họ kiểm tra cho bạn nhé!

Trên đây, Việt Mới audio đã giới thiệu đến bạn 9 sai lầm mà nhiều người thường gặp phải nhất khi dùng thiết bị âm thanh gia đình, đọc xong, hi vọng bạn đã rút được những kinh nghiệm quý báu cho mình. Mọi thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến SĐT: 0986 534 916 để nhận hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.

Tag: loa phóng thanh cầm tay , cac loai loa thong bao , loa treo tường

Các tin liên quan